Răng khểnh là gì? Để răng khểnh đẹp hay xấu? Có nên nhổ răng khểnh hay không? Nhổ răng khểnh có nguy hiểm không? Cùng VSiTa Dental giải đáp tất cả những vấn đề này qua bài viết sau đây.
Nhắc tới răng khểnh, chúng ta thường sẽ nghĩ đến một nụ cười duyên dáng. Thế nhưng cũng có những chiếc răng khểnh thật khó coi và làm giảm sự tự tin nghiêm trọng. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, người có răng khểnh phải chịu đựng nhiều ảnh hưởng không tốt từ nó.
1. Răng khểnh là gì? Mọc ở vị trí nào?
Răng khểnh là những chiếc răng nanh nằm ở vị trí thứ 3 kế bên 2 răng cửa, thường thuộc hàm trên và đóng vai trò nhai xé thức ăn. Chúng mọc không thẳng đứng và đều đặn giống các răng khác trên cung răng mà mọc lệch khoảng 5-10 độ so với quỹ đạo của cả hàm.
Răng khểnh sẽ xuất hiện vào độ tuổi thay răng của trẻ (từ 12-15 tuổi). Và tùy vào mức độ lệch của mầm răng mà chúng có thể mọc từ 1-2 cái. Dấu hiệu phát hiện răng khểnh sắp mọc ở trẻ như sau:
- Khoảng cách giữa răng cửa và răng hàm quá hẹp, không đủ chỗ răng nanh
- Răng nanh đã nhú lên nhưng răng sữa vẫn chưa thay
- Khung hàm hẹp, hạn chế vị trí phát triển của răng nanh.
Răng khểnh mang đến nét duyên dáng cho người sở hữu. Nhưng cũng có trường hợp răng khểnh mọc ở những vị trí không đúng hay quá to và dẫn đến các hệ luỵ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.
2. Nguyên nhân hình thành răng khểnh
Răng khểnh là gì và tại sao lại có răng khểnh? Nguyên nhân có thể đến từ yếu tố tự nhiên như di truyền, do một vài thói quen xấu lúc nhỏ, sự chen lấn lúc mọc răng,… hay đến từ yếu tố nhân tạo. Cụ thể:
- Do di truyền: Các trường hợp bố mẹ có răng khểnh sẽ di truyền lại cho con trai và con gái. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào cơ địa và một vài yếu tố khác mà răng khểnh có thể mọc khác biệt ở mỗi người.
- Thói quen xấu lúc nhỏ: Những thói quen xấu như mút tay, nghiến răng, đẩy răng bằng lưỡi… có thể tác động khiến răng mọc không đúng hướng. Từ đó tạo nên răng khểnh.
- Sự chen chúc của răng khi mọc: Vào thời điểm thay răng vĩnh viễn ở trẻ (10-12 tuổi). Trường hợp răng sữa chưa kịp nhổ mà răng vĩnh viễn đã mọc lên sẽ gây ra sự chen lấn khiến răng mọc lệch lạc, hình thành răng khểnh.
3. Răng khểnh đẹp hay xấu?
Tùy vào cơ địa từng người, cấu trúc răng và khuôn mặt mà răng khểnh sẽ mọc khác nhau. Có những chiếc răng khểnh hài hòa với khuôn mặt, giúp chủ nhân sở hữu nụ cười duyên dáng. Nhưng cũng có những chiếc răng khểnh mọc lệch, không cân đối, gây khó khăn trong sinh hoạt, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý răng miệng. Xác định răng khểnh đẹp hay xấu để có thể đưa ra lựa chọn giữ lại hay loại bỏ, vừa đảm bảo thẩm mỹ mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Dưới đây là đặc điểm về những chiếc răng khểnh đẹp và xấu để các bạn tham khảo:
Răng khểnh đẹp
- Kích cỡ vừa phải, hài hòa với khuôn mặt, không quá dài hay quá nhọn, không quá chệch ra phía ngoài.
- Không gây ra tình trạng chen chúc giữa các răng trên hàm.
- Không cản trở ăn uống, vệ sinh răng miệng
- Trắng sáng
Răng khểnh xấu
- Mọc chìa ra phía ngoài quá nhiều. Răng lớn, nhọn và thô.
- Mọc chen chúc với các răng khác, có thể gây lệch hàm.
- Răng bị ố vàng, không trắng sáng
- Vướng víu, phiền phức trong việc ăn nhai và vệ sinh răng miệng. Thức ăn dễ bị mắc lại, khó vệ sinh nên dễ gây bệnh lý răng miệng.
Kể cả khi bạn có một chiếc răng khểnh xấu, bạn cũng đừng quá lo lắng. Vì nó có thể được khắc phục dễ dàng bằng các kỹ thuật nha khoa, giúp kiến tạo nụ cười hoàn mỹ cho bạn.
4. Nguy cơ từ răng khểnh
Dưới đây là một số ảnh hưởng xấu mà răng khểnh gây ra cho khách hàng:
- Giảm tính thẩm mỹ
Răng khểnh mọc lệch hẳn ra ngoài hoặc mọc chen chúc với những chiếc răng lân cận sẽ làm giảm tính thẩm mỹ của toàn bộ khuôn hàm. Với trường hợp này, các bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ càng tình trạng răng hàm, sau đó đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất.
- Gây ra các bệnh lý răng miệng
Răng khểnh mọc chen chúc, lệch lạc… tạo điều kiện cho thức ăn dễ dàng mắc, dính vào các kẽ răng, vệ sinh khó khăn. Lâu ngày hình thành các mảng bám và vi khuẩn, gây sâu răng, viêm nướu…
- Sai khớp cắn, sức nhai bị ảnh hưởng
Bản chất của răng khểnh chính là một loại răng nanh, với nhiệm vụ giằng xé thức ăn. Khi răng nanh này mọc lệch ra bên ngoài thì sẽ trở nên dư thừa, mất đi chức năng và làm giảm lực nhai của hàm răng
- Cộm, vướng, khó chịu và ảnh hưởng phát âm
Có những chiếc răng khểnh kích thước quá lớn hay mọc quá lệch sẽ gây cộm, vướng víu, khó có thể khép môi ở trạng thái nghỉ. Ngoài ra, khả năng phát âm cũng vì vậy mà bị ảnh hưởng, phát âm khó chuẩn xác.
5. Có nên nhổ răng khểnh hay không?
Răng khểnh là nét duyên của mỗi người. Nếu nó hài hòa và không ảnh hưởng xấu thì chúng ta có thể giữ chúng. Đối với trẻ nhỏ, các cha mẹ cũng nên chú ý đến con mình lúc thay răng, để xử lý sớm nếu trẻ có những chiếc răng khểnh xấu. Tùy thuộc vào tình trạng mọc răng khểnh, bác sĩ sẽ tư vấn nên nhổ răng hay niềng răng.
Nhổ răng khểnh là tiểu phẫu nha khoa không quá phức tạp. Với kỹ thuật nhổ răng hiện nay được hỗ trợ bởi công nghệ siêu âm hiện đại, mọi thao tác của bác sĩ đều được kiểm soát chặt chẽ và chính xác giúp việc nhổ răng diễn ra nhanh chóng, an toàn và hạn chế tối đa cảm giác đau nhức cho khách hàng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn nhất, thẩm mỹ nhất, bạn vẫn nên lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện nhổ răng khểnh.
Nếu bạn có một chiếc răng khểnh, và bạn đang có kế hoạch loại bỏ nó khỏi hàm răng của mình, hãy liên hệ ngay với Nha khoa VSiTa Dental. Với đội ngũ y bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, VSiTa Dental sẽ giúp bạn xử lý những chiếc răng khểnh “xấu” nhanh gọn, an toàn và thẩm mỹ nhất.