Việc nhổ răng đôi khi là điều không tránh khỏi để giải quyết vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nhổ răng đúng phương pháp và quá trình chăm sóc sau khi nhổ răng như thế nào để tránh các biến chứng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất cả các thông tin hữu ích về vấn đề này.
1. Những điều căn bản về nhổ răng
1.1 Khái niệm
Nhổ răng là giải pháp cuối cùng khi không còn giải pháp thay thế, nhằm loại bỏ răng ra khỏi xương ổ răng.
Các răng bị loại bỏ thường mắc bệnh lý không thể phục hồi, bảo tồn, răng không còn chức năng ăn nhai hoặc các răng được chỉ định trên lâm sàng, có khả năng gây ảnh hưởng đến các răng kế cận, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng toàn diện.
1.2 Triệu chứng
Tùy theo tình trạng răng mọc lệch, ngầm, mức độ viêm nhiễm …mà ở mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau.
Các triệu chứng thường gặp như: Răng lung lay mạnh, sưng nướu, đau nhức, sốt cao, đau đầu, đau tai, khó khăn khi nói chuyện, ăn không ngon miệng…
1.3 Ý nghĩa của việc nhổ răng
Việc loại bỏ răng đúng chỉ định, đúng kỹ thuật sẽ:
- Đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn, tránh tích tụ vi khuẩn gây sâu răng, hôi miệng, tác động xấu đến các răng khỏe mạnh còn lại.
- Tránh tình trạng nhiễm trùng, tiêu xương ổ răng bên cạnh, hư răng và tạo nang răng trong xương hàm.
- Ngoài ra còn giúp bệnh nhân giảm thiểu đau đớn cũng như các tác động nguy hại đến các răng còn lại.
1.4 Tác hại của việc loại bỏ răng không đúng cách
Trong trường hợp loại bỏ răng không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ, có thể dẫn tới các hiện tượng:
- Chảy máu và đau nhức kéo dài.
- Tổn thương răng kế bên
- Viêm nhiễm gây sưng, đau nhức, thậm chí sưng tím và cứng hàm.
- Tổn thương thần kinh gây đau đớn, cứng hàm
- Viêm xương ổ răng sau nhổ răng
- Viêm xương tủy
- Hoại tử xương hàm
1.5 Phân loại
Nhổ răng có các trường hợp sau:
- Nhổ răng sữa: Răng sữa là những chiếc răng đầu đời của trẻ được mọc trên cung hàm từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi rưỡi. Nhổ răng sữa là một thủ thuật nha khoa đơn giản giúp loại bỏ những răng sữa lung lay hoặc chưa lung lay khi đến tuổi thay răng vĩnh viễn.
- Loại bỏ răng sâu, răng bị chấn thương không thể phục hồi. Răng không thể phục hồi được bằng các biện pháp khác như trám răng, nội nha hay phục hình. Nhổ răng sẽ là biện pháp phù hợp nhất. Giúp giảm đau, tránh tích tụ vi khuẩn, tích tụ thức ăn gây viêm nhiễm, hôi miệng…
- Loại bỏ răng có bệnh lý nha chu không còn khả năng điều trị bảo tồn: Do tổ chức xung quanh răng như nướu, xương ổ răng, dây chằng… bị viêm nhiễm nặng khiến răng bị lung lay không thể phục hồi. Nhổ răng là giải pháp đơn giản và tiết kiệm nhất giải quyết vấn đề này.
- Nhổ răng khôn, răng thừa, mọc lệch, mọc ngầm (răng khôn, răng nanh). Những chiếc răng này thường mọc lệch ra khỏi cung răng. Phổ biến nhất là răng khôn và răng nanh gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, thậm chí có thể gây những biến chứng nguy hiểm tính mạng. Giải pháp tốt nhất là loại bỏ chúng ra khỏi cung hàm giúp cho tình trạng răng miệng trở nên tốt hơn.
- Loại bỏ răng theo yêu cầu. Khi chỉnh nha, phục hình răng…, nhổ răng để tạo khoảng trống cần thiết cho việc di chuyển răng hoặc tạo khoảng làm răng sứ theo mong muốn.
- Nhổ răng do yếu tố kinh tế: Với răng bị đau, bị sâu… có những trường hợp chỉ cần trám răng. Nhưng một số người vẫn chọn phương án nhổ luôn để tiết kiệm chi phí.
2. Những trường hợp được chỉ định và chống chỉ định nhổ răng
2.1 Trường hợp chỉ định nhổ răng
-
Chỉ định loại bỏ các răng bệnh lý, không còn chức năng và không thể phục hồi.
Qua thăm khám, nếu phát hiện răng gặp một trong các vấn đề sau đây, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ ngay.
– Phần thân và chân răng bị phá hủy nhiều. Răng đã mất hết các chức năng, không thể điều trị hay tái tạo được.
– Răng bị viêm nhiễm mãn tính. Răng đã điều trị tủy nhiều lần nhưng vẫn tái phát, gây ra các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
– Mắc các bệnh lý răng miệng nặng gây biến chứng như viêm xoang, viêm xương, viêm tổ chức liên kết…
– Răng thừa dị dạng, răng mọc lệch, mọc ngầm biến chứng nhiều lần gây đau đớn, khó chịu.
– Chân răng bị gãy do sang chấn.
– Răng sữa lung lay, cần loại bỏ ngay để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của răng vĩnh viễn.
-
Chỉ định theo yêu cầu chỉnh hình và phục hình răng
– Trong quá trình chỉnh nha, những trường hợp răng hô, vẩu, răng mọc chen chúc… có thể sẽ được chỉ định nhổ để tạo những khoảng trống cần thiết sau đó mới đeo khí cụ chỉnh nha.
– Hay những răng bị lung lay, có vấn đề sẽ được tiến hành nhổ để làm phục hình.
Một số trường hợp đặc biệt cần có chỉ định của Bs chuyên khoa liên quan đến bệnh lý toàn thân như:
– Chuẩn bị hóa trị, xạ trị cho những trường hợp bị bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ
– Những người bị bệnh đã xạ trị ở phần đầu và cổ có thể cần phải nhổ bỏ những răng bị nhiễm phóng xạ.
– Những người đang hóa trị điều trị ung thư có thể bị nhiễm trùng răng vì những loại thuốc hóa trị làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Răng bị nhiễm trùng cũng có thể cần phải được nhổ bỏ.
– Một số răng cần phải được nhổ nếu có nguy cơ gây nhiễm trùng sau khi cấy ghép nội tạng. Sử dụng thuốc làm giảm hoặc ức chế hệ thống miễn dịch cũng có nguy cơ gây nhiễm trùng.
2.2 Trường hợp chống chỉ định – không cho phép nhổ
-
Các trường hợp viêm nhiễm cấp tính vùng hàm mặt hoặc toàn thân
Với những bệnh nhân mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính như viêm lợi, viêm miệng, viêm khớp răng, bắt buộc phải đợi qua giai đoạn cấp tính mới tiến hành nhổ răng để tránh nhiễm khuẩn lan rộng.
Đặc biệt, các trường hợp bị viêm xoang cấp tính sẽ không nhổ được các răng cối trên.
-
Các trường hợp mắc bệnh đặc biệt hoặc bệnh lý toàn thân mãn tính
Với những người mắc các bệnh mãn tính như: rối loạn về máu, mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh dị ứng thì cũng không được loại bỏ răng ngay. Bạn cần uống thuốc ổn định bệnh lý và cần có thêm chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mới tiến hành nhổ.
Những trường hợp mắc bệnh động kinh và tâm thần cần dùng thuốc an thần khoảng vài ngày trước khi nhổ.
Không thực hiện tiểu phẫu này cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt.
Đặc biệt, những người bị bệnh ung thư bạch cầu tuyệt đối không được nhổ răng, bởi sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và chảy máu. Những bệnh nhân đã điều trị tia X vùng hàm mặt nếu nhổ răng cũng sẽ vô cùng nguy hiểm, có thể gây hoại tử vùng xương hàm.
3. Quy trình nhổ răng chuyên nghiệp
Quy trình chuyên nghiệp bao gồm 4 bước sau:
- Bước 1: Thăm khám, kiểm tra tổng quát
Bác sĩ sẽ tiến thành thăm khám, kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Chụp phim X-quang để xác định rõ nguyên nhân, vị trí răng cần nhổ và những bất thường (nếu có).
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng trước khi thực hiện
Sát khuẩn vùng miệng và vùng răng cần nhổ. Sử dụng nước súc miệng chứa Chlorhexidine để làm sạch, loại bỏ vi khuẩn ẩn chứa bên trong khoang miệng để tránh viêm nhiễm.
- Bước 3: Gây tê
Hiện nay, với người có sức khoẻ bình thường thì bác sĩ sẽ chỉ tiến hành gây tê tại vị trí nhổ. Đối với những trường hợp phức tạp hơn thì sẽ cần gây tê vùng và gây tê tại chỗ.
- Bước 4: Tiến hành loại bỏ răng
Bác sĩ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng đã được tiệt trùng.
Thực hiện rạch nướu. Tách các mô kết nối răng với xương. Làm cho răng lung lay, sau đó dùng kìm để nhổ. Đối với các trường hợp răng khó, sẽ phải cắt răng thành từng mảnh nhỏ để dễ dàng lấy ra.
Sau khi lấy được răng ra, bác sĩ sẽ tiến hành nhét bông cầm máu, có thể khâu vết thương sau nhổ và cắn chặt gòn tại vị trí răng đã nhổ.
Kết thúc quy trình, tùy trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm phù hợp với thể trạng từng người.
4. Những lưu ý trước và sau khi nhổ răng
4.1 Khách hàng cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành loại bỏ răng?
– Thông báo rõ với bác sĩ điều trị về tình trạng sức khỏe hiện tại như: đang có kinh, đang mang thai, cho con bú, đang sốt cao, mệt mỏi hoặc các bệnh mãn tính như tim mạch, máu loãng, đái tháo đường, tâm thần, dị ứng, đang có dùng thuốc đặc trị gì… để tránh những hậu quả không mong muốn.
– Trước khi thực hiện nhổ, khách hàng nên ăn no và vệ sinh răng miệng sạch. Ngoài ra sẽ cần phải được lấy vôi răng nếu nhiều vôi răng.
– Ngồi trên ghế nha với tư thế thoải mái, thở đều, tâm lý không căng thẳng.
– Trong khi nhổ, nếu thấy khó chịu như: mệt, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, khó thở phải báo ngay cho bác sĩ.
4.2 Chăm sóc răng miệng sau nhổ như thế nào?
– Cắn chặt gòn từ 30 phút đến 1 tiếng. Nếu máu đã ngừng hẳn, không cần thiết phải cắn gòn thêm. Trường hợp máu chảy nhiều hơn, bạn cần thay bông gạc 30 phút một lần và theo dõi kỹ sau mỗi lần thay.
– Không khạc nhổ nước bọt liên tục, không mút, chíp. Không dùng lưỡi đẩy hoặc chọc vật lạ vào vị trí mới nhổ để tránh kéo dài quá trình đông máu hoặc nhiễm trùng.
– Ngày đầu, chườm lạnh ngoài môi hoặc má tương ứng với vùng nhổ răng hoặc nhổ răng tiểu phẫu.
– Không súc miệng với nước muối.
– Tiểu phẫu này thường sẽ gây sưng nhẹ, xuất hiện vết bầm ở môi hay má. Nó sẽ sưng nhiều hơn vào ngày thứ hai rồi giảm và tan dần.
– Trong ngày đầu tiên sau khi loại bỏ răng, bạn nên ăn thức ăn mềm, thức ăn dạng lỏng, để nguội như cháo, súp, phở… Tránh nhai vào vùng răng mới nhổ để không làm thức ăn lọt vào gây viêm nhiễm.
– Uống thuốc đầy đủ theo toa hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp có khâu thì sau một tuần quay lại nha khoa để tái khám và cắt chỉ.
Lưu ý: Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường như chảy máu nhiều, sưng lớn, đau kéo dài… vui lòng liên hệ ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra kịp thời.
5. Vì sao nên chọn nhổ răng tại nha khoa VSiTa Dental
Nha khoa VSiTa Dental là một trong những nha khoa uy tín, chất lượng cao tại TP Hồ Chí Minh hiện nay. Khi thực hiện dịch vụ tại VSiTa Dental khách hàng có thể hoàn tâm yên tâm bởi:
- Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm đến từ BV Răng Hàm Mặt sẽ giúp cho quá trình nhổ răng của khách hàng diễn ra nhanh chóng, chính xác. Hạn chế tối đa các biến chứng trong và sau khi thực hiện dịch vụ.
- VSiTa Dental sử dụng trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại bậc nhất giúp tiết kiệm thời gian, nhân đôi hiệu quả. Đặc biệt, chúng tôi sử dụng công nghệ kỹ thuật số oral scan 100% để lấy dấu. Tạo ra các hình ảnh 3D chính xác của khoang miệng trong thời gian ngắn nhất. Giúp cho quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh được nhanh chóng và chính xác hơn.
- Nha khoa VSiTa Dental lắp đặt hệ thống vô trùng tiên tiến với đèn tia cực tím. Đảm bảo không gian và dụng cụ y tế vô trùng tuyệt đối trong suốt quá trình khám và phẫu thuật.
- Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm. Nếu bất kỳ vấn đề nào xảy ra, khách hàng có thể phản hồi trực tiếp và sẽ được giải quyết nhanh chóng.
- Chi phí hợp lý, công khai minh bạch, rõ ràng.