Lấy cao răng không chỉ giúp bạn có được hàm răng sáng đẹp, sạch sẽ mà còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng. Lấy cao răng có thể ngăn ngừa đến 80% các bệnh lý về răng miệng. Nếu bạn vẫn còn phân vân và băn khoăn không biết lấy cao răng có tốt không, hãy đọc tiếp bài viết sau để tìm hiểu nhé!
Cao răng là gì?
Cao răng (hay còn gọi là vôi răng) là sự tích tụ của mảng bám và khoáng chất từ nước bọt tạo thành một chất cứng, khoáng hóa trên răng của bạn. Cao răng có thể bao phủ bên ngoài răng hoặc xâm lấn vào bên dưới đường viền nướu. Bởi vì nó xốp nên thức ăn và đồ uống có thể dễ dàng làm vấy bẩn cao răng.
Cao răng có thể được loại bỏ bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Nhưng đôi khi cần phải đến nha sĩ để loại bỏ chất này một cách chuyên nghiệp.
Tìm hiểu quá trình hình thành cao răng
Cao răng sẽ hình thành theo thời gian. Về bản chất thì nước bọt, vi khuẩn và protein sẽ tạo nên một lớp mảng bám mỏng. Lớp màng phủ lên toàn bộ bề mặt răng, hay còn gọi là màng phím. Những vụn thức ăn, acid, đường sẽ bám lên màng này và dần bị vôi hóa tạo nên mảng bám.
Từ đây, vi khuẩn sẽ sinh sôi gây viêm lợi và sâu răng. Các biện pháp vệ sinh răng miệng sẽ giúp loại bỏ mảng bám cao răng và ngăn chặn các vấn đề này trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể như chải răng, dùng chỉ tơ nha khoa và vệ sinh răng miệng định kỳ bằng máy siêu âm.
Trường hợp lợi chắc khỏe, mô lợi sẽ ôm sát quanh cổ răng, không cho mảng bám lắng đọng. Tuy nhiên nếu bạn gặp phải tình trạng viêm lợi. Tức là phần lợi bám dính mất đi sẽ hình thành túi dưới lợi sâu 1 – 3mm. Những khe lợi này bị mảng bám và cao răng lấp đầy sẽ dẫn đến tình trạng viêm lợi, tụt lợi và hơi thở có mùi khó chịu. Trường hợp viêm lợi, túi lợi sâu 4mm trở lên thì cần đến gặp nha sĩ để lấy cao răng và nạo túi lợi.
Những tác hại của vôi răng đối với sức khỏe răng miệng
– Hơi thở có mùi khó chịu.
– Phá hủy men răng, dẫn đến nguy cơ sâu răng.
– Là nơi cư ngụ của nhiều loại vi khuẩn lên men carbohydrate tạo ra acid gây sâu răng như Streptococcus mutans, Lactobacilli…
– Tác nhân gây ra các bệnh khoang miệng, họng như: viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, lở miệng…
– Chảy máu chân răng, ê buốt, gây khó khăn khi ăn uống.
– Tụt nướu làm lộ chân răng.
– Vôi răng tích tụ trong một thời gian dài. Đây chính là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý răng miệng như: viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng… Thậm chí có thể khiến răng lung lay, dẫn đến mất răng.
Như đã nói ở trên. Cao răng là một dạng mảng bám cứng tích tụ trên răng, ngay cả sau khi đánh răng. Nó có thể dẫn đến sâu răng, viêm lợi và hàng loạt các vấn đề sức khỏe răng miệng khác. Thậm chí, một số trường hợp có mức độ tích tụ cao răng cao có thể dẫn đến nguy cơ bị mất răng. Vậy nên việc loại bỏ cao răng là vô cùng cần thiết.
Làm sạch răng chuyên nghiệp sẽ giúp loại bỏ tất cả các mảng bám và cao răng. Giúp bạn có một hàm răng sáng, khỏe. Tuy nhiên nếu lạm dụng lấy cao răng nhiều hơn mức cho phép. Hoặc lấy cao răng không đúng kỹ thuật thì dễ xảy đến tình trạng chảy máu chân răng. Cũng như nhiều tổn thương khác liên quan. Theo đó, các chuyên gia khuyên rằng, chúng ta nên lấy cao răng định kỳ để đảm bảo răng miệng khỏe mạnh và sạch sẽ. Cụ thể:
- Trường hợp vệ sinh răng miệng tốt, có ít cao răng thì nên duy trì tần suất lấy cao răng 6 tháng/lần.
- Với trường hợp hút thuốc lá thường xuyên, hay uống bia rượu, cà phê, vệ sinh răng miệng kém,… dẫn đến tích tụ nhiều mảng bám thì nên lấy cao răng 3 – 4 tháng/lần.
Lấy cao răng có đau không?
Với những người lần đầu lấy cao răng thì thường thắc mắc liệu lấy cao răng có đau không? Thực tế, quá trình lấy cao răng chỉ là một thủ thuật nha khoa đơn giản. Dùng độ rung từ máy siêu âm để làm mảng vôi bám trên răng rời ra ngoài. Sau đó bác sĩ dùng bột đánh bóng để làm sạch các răng, giúp răng trắng sáng, đều màu hơn. Vì vậy mà quá trình lấy cao răng hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến men răng.
Tuy nhiên lấy cao răng có đau không thì còn phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:
- Tình trạng của sức khỏe
Nếu vôi răng đã lắng đọng và bám chặt ở dưới nướu gây ra sưng viêm thì việc lấy vôi răng sẽ khó khăn hơn. Kèm theo cảm giác ê buốt. Thế nhưng, sau vài ngày thì cảm giác này sẽ biến mất hoàn toàn. Đồng thời không làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng.
- Kỹ thuật lấy cao răng
Hiện nay nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ. Kỹ thuật lấy cao răng bằng máy siêu âm không hề xâm lấn vào răng hay nướu. Vì vậy mà không gây ra bất kỳ một cảm giác đau đớn hay khó chịu nào cho khách hàng. Đồng thời, giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt và đồng thời rút ngắn thời gian thực hiện.
- Kinh nghiệm, tay nghề bác sĩ
Thủ thuật lấy cao răng vô cùng đơn giản. Không ảnh hưởng đến mô mềm, không gây tổn thương men răng. Nhưng vẫn đòi hỏi bác sĩ phải kinh nghiệm, thao tác chính xác. Với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn tốt, nhiều kinh nghiệm trong nghề thì đương nhiên việc lấy cao răng sẽ nhẹ nhàng, không đau đớn. Còn nếu lấy cao răng bởi bác sĩ tay nghề kém thì khả năng bạn gặp tổn thương răng, nướu là khá cao.
Một số lưu ý khi lấy cao răng
Để lấy được cao răng đúng cách, an toàn, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng thì Nha khoa VSiTa Dental sẽ đưa ra một vài lưu ý đặc biệt như sau:
- Với trẻ dưới 10 tuổi: Đây là độ tuổi đang hình thành răng vĩnh viễn, răng sữa chưa rụng hết. Việc lấy cao răng với sự rung lắc và các bước sóng sẽ khiến cho răng mới nhú mọc lệch, ảnh hưởng thẩm mỹ. Do vậy, với trẻ dưới 10 tuổi, tốt nhất hãy vệ sinh răng miệng với dụng cụ chuyên dụng. Trường hợp vẫn muốn lấy cao răng thì giảm cường độ rung lắc hết mức có thể.
- Trường hợp mắc bệnh lý răng miệng: Với các đối tượng đang bị viêm tủy, răng sâu, viêm nha chu…, việc lấy cao răng dễ gây chảy máu và đau nhức kéo dài.
- Phụ nữ mang thai: Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé, tránh lấy cao răng vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Tốt nhất là nên tiến hành lấy cao răng vào giữa 3 tháng thai kỳ thứ 4, 5, 6.
Tuy là một kỹ thuật nha khoa đơn giản. Nhưng để đảm bảo an toàn, ngăn ngừa bệnh lý và tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng, bạn nên tìm đến các trung tâm nha khoa uy tín. Với dịch vụ lấy cao răng tại VSiTa Dental, bạn sẽ nhanh chóng sở hữu hàm răng trắng sáng, sạch, màu sắc tự nhiên với chi phí vô cùng hợp lý.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây, mọi thắc mắc của bạn liên quan đến “Lấy cao răng có tốt không?” đã được giải đáp đầy đủ.